Nguyên nhân mắc giang mai ở nữ giới
Từ trước đến nay chúng ta vẫn thường cho rằng chỉ có những người quan hệ phóng khoáng như cánh mày râu mới mắc bệnh giang mai còn nữ giới thì không. Thế nhưng thực tế lại chứng minh điều ngược lại, tỷ lệ nữ giới mắc giang mai chiếm đến 40% trên tổng số người mắc bệnh. Nếu bạn nắm được nguyên nhân mắc giang mai ở nữ giới là gì chắc hẳn bạn sẽ tự giải đáp được vấn đề nêu trên.
Bệnh giang mai có tên khoa học là syphilis. Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum hình lò xo là tác nhân gây nên căn bệnh nguy hiểm này ở cả nam giới và nữ giới trong mọi độ tuổi. Ở nữ giới, do mang thiên chức làm mẹ nên việc mắc bệnh không được điều trị kịp thời sẽ cùng lúc ảnh hưởng cho bản thân và thai nhi. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân mắc giang mai ở nữ giới để hiểu hơn về căn bệnh này từ đó có hướng phòng tránh hiệu quả.
Theo các chuyên gia Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM, bệnh giang mai lây nhiễm chủ yếu qua những con đường sau:
1.Lây truyền qua đường tình dục
Theo thống kê của Bộ Y tế, có tới 90% người bệnh bị giang mai lây truyền qua đường tình dục. Trong quá trình tiếp xúc, do da và lớp niêm mạc ở bộ phận sinh dục rất mỏng, các mạch máu nhiều, khi giao hợp trạng thái sung huyết đạt cực đỉnh, cọ xát có thể gây ra tổn thương nhẹ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh.
Những chị em có đời sống tình dục không an toàn, những người có nhiều bạn tình, quan hệ tình dục bừa bãi mà không có các biện pháp bảo vệ an toàn có nguy cơ mắc bệnh cao. Nhiều trường hợp chị em dù chung thủy nhưng người bạn tình/ bạn đời mắc bệnh lây nhiễm sang.
2. Lây truyền theo đường máu
Xoắn khuẩn giang mai sau khi đi vào hạch chỉ sau một vài giờ chúng sẽ đi vào máu và lan truyền khắp cơ thể. Ở giai đoạn tiềm ẩn, triệu chứng bệnh giang mai tuy chưa xuất hiện, xét nghiệm chưa thấy có xoắn khuẩn nhưng trên thực tế chúng đã tồn tại trong máu người bệnh. Nếu chị em đi truyền máu, hiến máu khi này sẽ dễ truyền bệnh cho người khác hoặc khiến chính bản thân bị bệnh.
Thai phụ mắc bệnh giang mai cũng có thể lây xoắn khuẩn cho thai nhi qua đường truyền máu. Sự lây truyền bệnh chủ yếu xảy ra trong thời kỳ đầu mang thai.
3. Lây truyền qua đường sinh sản
Những chị em mắc bệnh giang mai trong quá trình mang thai nhưng không phát hiệ và điều trị kịp thời lại lựa chọn hình thức sinh thường dễ lây bệnh cho trẻ ngay khi trẻ vừa được sinh ra. Những đứa trẻ nhiễm giang mai theo hình thức này có nguy cơ cao bị viêm kết mạc, loét giác mạc, gây mù…
4. Lây truyền qua niêm mạc da xây xước
Xoắn khuẩn giang mai có tính lây lan nhanh, sinh sản theo lối phân chia 33h/1 lần. Bệnh càng kéo dài càng khó tầm soát. Không ít trường hợp lây nhiễm xoắn khuẩn vì có sự tiếp xúc trực tiếp giữa niêm mạc da xây sát với dịch tiết chứa xoắn khuẩn.
5. Lây truyền qua tiếp xúc gián tiếp
Chị em đã từng có tiếp xúc với những đồ vật của người bệnh giang mai như quần áo, chăn gối, đồ dùng cá nhân, nhà vệ sinh và khăn tắm,… đều có khả năng lây nhiễm bệnh giang mai.
Với sự phát triển của y học hiện đại, bệnh giang mai hiện có thể khắc phục được nhanh chóng nếu chị em sớm tìm cho mình một địa chỉ uy tín để điều trị. Nếu chị em hiện đang sinh sống tại khu vực phía Nam có thể tìm đến Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM để được điều trị giang mai bằng liệu pháp kích thích cân bằng miễn dịch DNA. Phương pháp mang lại hiệu quả khá nhanh chóng, không gây tác dụng phụ, chi phí hợp lý.